Chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Thương hiệu được coi là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Do đó, với bất kỳ doanh nghiệp nào thì phát triển thương hiệu luôn là điều quan trọng bậc nhất để khẳng định tên tuổi của doanh nghiệp trên thị trường. Để giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn đọc qua bài viết dưới đây mà Fastsoft chia sẻ nhé. 

Chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp
Chiến lược phát triển thương hiệu của doanh nghiệp

Phát triển thương hiệu của công ty, doanh nghiệp là gì?

Theo khái niệm, phát triển thương hiệu là một quá trình tạo ra chiến lược để phân biệt những hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mình với các doanh nghiệp đối thủ. Hoạt động chính của việc này chính là gắn thương hiệu của doanh nghiệp vào các mục tiêu kinh doanh, nhằm đưa thương hiệu ra thị trường. 

Sự phát triển trong cái tên thương hiệu sẽ diễn ra liên tục, do đó, người làm doanh nghiệp cần phải biết liên tục cập nhật và củng cố các thương hiệu của mình khi cần. Cũng vì vậy, chiến lược phát triển thương hiệu cần phải thay đổi qua từng năm để tiếp ứng khi văn hóa công ty thay đổi hay doanh nghiệp thay đổi. 

Tuy nhiên, chắc chắn vẫn sẽ còn 1 số bạn chưa phân biệt được về việc xây dựng thương hiệu và phát triển cái tên đó:

  • Xây dựng thương hiệu chính là việc một doanh nghiệp sử dụng các chiến thuật truyền thông marketing để định vị cái tên thương hiệu trong lòng khách hàng. 
  • Còn phát triển thương hiệu chính là việc liên tục cập nhật, đẩy mạnh hơn, đưa cái tên của doanh nghiệp mình đến thị trường thường xuyên hơn và tạo được sự khác biệt. 

Tại sao doanh nghiệp cần phải chú trọng phát triển thương hiệu?

Trong thế giới tiếp thị đầy rẫy sự cạnh tranh, việc doanh nghiệp cần phải chú trọng cái tên thương hiệu của mình để được nhiều người biết tới là vô cùng quan trọng. Thương hiệu của doanh nghiệp càng được nhiều khách hàng nhớ đến thì cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp càng dễ dàng hơn trong việc kinh doanh của mình.

Vì sao cần phát triển thương hiệu doanh nghiệp
Vì sao cần phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Thương hiệu doanh nghiệp phát triển cũng đồng nghĩa với việc mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp đang tăng cao. Khách hàng sẽ cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng những sản phẩm của doanh nghiệp có thương hiệu lớn và ngược lại. Những thương hiệu lớn sẽ có nhiều khách hàng tin tưởng hơn. 

Để xây dựng doanh nghiệp vững mạnh, nhất là những doanh nghiệp sản xuất thì việc củng cố thương hiệu là một điều bắt buộc. Việc phát triển được thương hiệu doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động hiệu quả và phát triển về sau nhiều hơn nữa. 

4 bước trong chiến lược phát triển về thương hiệu

Để xây dựng chiến lược phát triển thành công, các bạn cần làm đúng và đủ theo 4 bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu về thị trường

Thông qua việc nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp sẽ đánh giá được điều gì sẽ thúc đẩy giá trị thương hiệu của mình lên. Quan trọng hơn, trong bước này doanh nghiệp có thể tìm ra hoặc sáng tạo các cách để phát triển giá trị thương hiệu hơn nữa. 

Những câu hỏi mà doanh nghiệp có thể đặt ra để tìm được câu trả lời khi nghiên cứu thị trường là:

  • Ai đang là khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp?
  • Khách hàng cảm nhận về thương hiệu doanh nghiệp như thế nào?
  • Tại sao khách hàng lại lựa chọn tin tưởng doanh nghiệp của bạn?
  • Đối thủ cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp của bạn là ai?
  • Sự khác biệt giữa doanh nghiệp chúng ta với đối thủ cạnh tranh sẽ là điều gì?
  • Doanh nghiệp của bạn có đang mang lại nhiều giá trị cho thị trường?
  • Doanh nghiệp của bạn thuộc loại tính cách nào?

Bước 2: Xác định những đối tượng mục tiêu

Đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp là những người mà doanh nghiệp muốn tiếp cận cụ thể thông qua thông điệp của mình. Đây sẽ là những khách hàng có khả năng mua hay sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp cao nhất. 

Xây dựng, phát triển thương hiệu
Xây dựng, phát triển thương hiệu

Doanh nghiệp càng xác định rõ được khách hàng mục tiêu của mình thì sẽ càng dễ dàng nâng cao giá trị thương hiệu của mình hơn với thị trường. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể kết nối với doanh nghiệp một cách dễ dàng. 

Bước 3: Định vị thông điệp và thương hiệu doanh nghiệp

Bước định vị thương hiệu của doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp có một vị trí riêng biệt trên thị trường. Nhờ nó, doanh nghiệp cũng sẽ biết được mình khác biệt như thế nào so với đối thủ cạnh tranh. 

Khi xây dựng được một chiến lược tiếp thị có hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ tạo ra được một thương hiệu có sức hấp dẫn với người dùng. Định vị thương hiệu cũng sẽ xác định được lòng trung thành của một khách hàng đối với các sản phẩm của doanh nghiệp. 

Lấy ví dụ: một khách hàng trung thành của Sony thì chỉ xài đồ của Sony. Từ điện thoại, loa, tai nghe,…

Bước 4: Sử dụng các công cụ quảng bá thương hiệu

Hiện nay, có rất nhiều cách để doanh nghiệp đưa thương hiệu của mình đến với khách hàng. Cụ thể, ta có thể kể đến một số công cụ số hóa sau:

  • Website
  • Logo
  • Tài liệu để tiếp thị
  • Chiến lược tạo nội dung tiếp thị
  • Quản lý tốt thương hiệu

Kết luận

Trong bài viết trên, chúng ta đã nói hết với nhau những thông tin cần thiết nhất về cách để xác định, lập ra được một chiến lược phát triển thương hiệu có hiệu quả. Đa số, các doanh nghiệp sẽ đi theo 4 bước trên đây để đảm bảo chiến lược thành công. Còn bây giờ, xin chào và hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết sau.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *