Các hương pháp nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả nhất

5/5 - (1 bình chọn)

Trong thế giới mà thị trường tự do lên ngôi, các doanh nghiệp đang thay đổi để phù hợp với đối tượng khách hàng mà mình nhắm tới. Nắm bắt được tâm lý khách hàng là điều quan trọng để doanh nghiệp có thể đưa ra những phương hướng thay đổi phù hợp. Để tìm hiểu kỹ càng về điều này, mời bạn đọc qua bài viết dưới đây nhé.

Nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả
Nắm bắt tâm lý khách hàng hiệu quả

Tâm lý khách hàng được hiểu như thế nào?

Tâm lý khách hàng trong tiếng anh được gọi là Consumer Psychology. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về những suy nghĩ, niềm tin, cảm xúc hoặc những quan điểm của người tiêu dùng về một sản phẩm nào đó. 

Tất cả những nghiên cứu về tâm lý của khách hàng đều phải dựa vào các Marketer hay Salesman. Những người này sẽ đưa ra những phương án quảng cáo Marketing để thúc đẩy nhu cầu mua sản phẩm của khách hàng lên cao.   

Những hoạt động trong khi nghiên cứu tâm lý của khách hàng bao gồm các hoạt động như: 

  • Nghiên cứu về cá nhân/ nhóm/ tổ chức và những quá trình mà khách hàng lựa chọn sản phẩm.
  • Nghiên cứu các ý tưởng mới nhằm thỏa mãn nhu cầu và tác động của ý tưởng này lên người dùng hay xã hội.

Các vấn đề thường được quan tâm khi nghiên cứu tâm lý khách hàng

Khi tiến hành các nghiên cứu, những người thực hiện cần phải chú ý những điểm sau đây:

  • Những cách lựa chọn dịch vụ hay sản phẩm doanh nghiệp của một người tiêu dùng
  • Quá trình diễn ra suy nghĩ và đưa ra quyết định mua hàng của khách hàng
  • Những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến thị hiểu của khách hàng: bạn bè, môi trường, giới tính, độ tuổi,…
  • Những tính năng mới của sản phẩm gây được hứng thú đối với khách hàng.
  • Cuối cùng và quan trọng nhất chính là phương pháp tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất. 

Các đặc điểm trong tâm lý của khách hàng mà doanh nghiệp thường gặp

Dưới đây sẽ là những kiểu khách hàng mà doanh nghiệp cần biết và nắm bắt đúng tâm lý của họ.

Các nhóm khách hàng thường gặp
Các nhóm khách hàng thường gặp

Khách hàng quan tâm nhiều đến bảo hành

Đối với một bộ phận lớn khách hàng, tiêu chí để mua hàng của họ là phần hậu mãi sẽ được doanh nghiệp cung cấp sau khi họ đã mua hàng. Phần này bao gồm: các chính sách hậu mãi, chế độ bảo hành của sản phẩm và chính sách chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp. 

Những khách hàng này thường quan tâm đến chất lượng của sản phẩm và dịch vụ từ doanh nghiệp. Họ muốn chắc chắn mình sẽ không gặp phải vấn đề gì trong quá trình sử dụng sản phẩm hoặc sẽ được hỗ trợ ngay khi cần. 

Đa số những khách hàng thuộc nhóm này sẽ quan niệm: “Sản phẩm tốt là sản phẩm có thời gian bảo hành dài”. Đối với nhóm khách hàng này, doanh nghiệp cần phải làm nổi bật chất lượng của sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn. 

Khách hàng tìm hiểu chuyên sâu, chi tiết về sản phẩm

Đôi khi, Salesman hoặc Marketer sẽ gặp những kiểu khách hàng chỉ muốn biết các thông số, thông tin về sản phẩm. Nhóm khách hàng này sẽ làm lơ hoặc thậm chí tỏ ra khó chịu khi bạn hỏi quá nhiều về nhu cầu của họ thay vì cung cấp các thông tin về sản phẩm. 

Nhóm khách hàng quan tâm đến thông tin
Nhóm khách hàng quan tâm đến thông tin

Đối với nhóm khách hàng này, sự nhiệt tình sẽ tạo ra được thành công của doanh nghiệp. Hãy kiên nhẫn và chia sẻ những thông tin sản phẩm mà họ cần biết. Ngoài ra, hãy tránh đặt quá nhiều những câu hỏi về nhu cầu của khách hàng bởi điều đó làm họ không thích. 

Nhóm khách hàng đang không biết mình phải làm gì

Không phải ai khi đi mua hàng cũng đã xác định được chính xác họ cần gì và mua gì. Đa số, nhóm khách hàng không biết mình cần gì rơi vào nhóm người mua đồ công nghệ. 

Đây là nhóm khách hàng vô cùng tiềm năng nhưng họ tỏ ra lúng túng trước những thông tin quá nhiều từ các món đồ. Thế nên, hãy tìm hiểu kỹ nhu cầu của khách cũng như đưa ra cho họ 1 số thông tin về sản phẩm tương thích với nhóm khách hàng này. Nếu nhiệt tình, tỷ lệ mua hàng của nhóm này là khá cao. 

Nhóm khách hàng dễ mất kiên nhẫn

Đặc điểm chính của nhóm khách hàng này chính là muốn giao dịch được xảy ra nhanh gọn và tỏ ra mất kiên nhẫn nếu phải nhận quá nhiều câu hỏi từ bạn. Các khách hàng này thường chú trọng nhiều vào hiệu suất làm việc. Thế nên họ sẽ khó chịu nếu bạn có nhiều câu hỏi đặt ra, tác phong lề mề,..

Thế nên hãy ghi nhớ: “Đừng làm mất thời gian của họ!”. Nếu cảm thấy khách hàng đã chuẩn bị “cáu” khi nhận được câu hỏi của bạn thì hãy chốt nhanh, gọn, lẹ, Việc hoàn thành nhanh chóng sẽ mang lại hiệu quả cao đối với những khách hàng này.

Khách hàng chú trọng đến các mối quan hệ

Đây là nhóm khách hàng thích mua hàng từ người quen. Thế nên khi mua hàng, người khách hàng sẽ để ý và đánh giá rằng nhân viên có thực sự đáng tin tưởng và tận tâm với công việc hay không. Nếu họ đánh giá tốt, những khách hàng này sẽ mua đi mua lại rất nhiều lần.

Đối với nhóm này, hãy nhanh chóng xây dựng nên mối quan hệ cá nhân riêng đối với họ. Hãy chú trọng nhiều vào kỹ năng giao tiếp và bỏ một chút thời gian để tìm hiểu khách hàng. Hãy tìm hiểu thêm và đặt ra các câu hỏi về sở thích, thói quen, nhu cầu cá nhân và tỏ ra đồng cảm, theo dõi các câu chuyện mà họ chia sẻ.

Những khách hàng quan tâm tới danh tiếng

Một nhóm đa số khách hàng thường mua bán với tâm lý sự lựa chọn hợp tác của họ phải với doanh nghiệp hay cá nhân có danh tiếng. Khi đó, khách hàng này sẽ tìm hiểu về doanh nghiệp bạn thông qua người quen hoặc bằng nhiều cách khác như tra trên Google, Facebook, các hội nhóm review,… 

Nhóm khách hàng quan tâm tới danh tiếng
Nhóm khách hàng quan tâm tới danh tiếng

Để tạo được ấn tượng mạnh với nhóm khách hàng này. Các doanh nghiệp cần phải tạo ra được danh tiếng tốt về bản thân và phát triển thương hiệu của mình. 

Ví dụ như doanh nghiệp sẽ giới thiệu về các khách hàng VIP của mình. Điều này sẽ chứng minh được sự chất lượng và uy tín trong từng sản phẩm của doanh nghiệp. 

Kết luận

Cần phải nắm bắt đúng tâm lý khách hàng để đưa ra những chiến dịch Marketing hiệu quả nhất. Qua bài viết này của Fastsoft, chắc chắn bạn đã hiểu được rằng mình cần làm gì trước những nhóm khách hàng khác nhau. 

Còn bây giờ, xin tạm kết bài tại đây và hẹn bạn qua những bài viết khác. Nếu cần tham khảo thêm các bài viết về Marketing như: Vai trò của Marketing, digital marketing là làm gì, 4P trong marketing,..  hãy ghé qua trang web của chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *