Phương pháp phân tích SWOT trong marketing doanh nghiệp

5/5 - (1 bình chọn)

Hiện nay, phương pháp phân tích swot đang là một phương pháp phổ biến và là yếu tố quan trọng để lập kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. Để tìm hiểu kỹ hơn về phân tích SWOT là gì, mời các bạn cùng đọc qua bài viết dưới đây.

Phương pháp phân tích swot là gì
Phương pháp phân tích swot là gì

Ma trận SWOT trong marketing doanh nghiệp là gì?

Đầu tiên, SWOT là một phương pháp quan trọng nằm trong 5 bước để xác định và xây dựng kế hoạch marketing, kế hoạch kinh doanh. SWOT chính là từ viết tắt của S – Strength: Điểm mạnh; W – Weaknesses: Điểm yếu; O – Opportunities: Cơ hội; T – Threats: Nguy cơ. 

Mục tiêu của hoạt động phân tích mô hình SWOT chính là: 

  • Nâng cao những điểm mạnh của doanh nghiệp
  • Cải thiện các yếu điểm còn tồn tại
  • Hạn chế các nguy cơ của doanh nghiệp
  • Tận dụng tốt những cơ hội của doanh nghiệp trong tương lai

Mục tiêu chính của phương pháp phân tích SWOT chính là xác định được 4 yếu tố cả bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Các yếu tố bên trong là: Strengths, Weaknesses và các yếu tố bên ngoài là: Opportunities, Threats.

Phân tích swot trong marketing
Phân tích swot trong marketing

Đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của doanh nghiệp để phát triển trong tương lai. Những người hoạch định chiến lược và quản lý các công việc kinh doanh của doanh nghiệp một cách hiệu quả và phù hợp nhất. 

Lĩnh vực nào sẽ áp dụng phương pháp phân tích SWOT trong kinh doanh

Các phương pháp phân tích mô hình SWOT thường được sử dụng trong quá trình doanh nghiệp lên kế hoạch xây dựng dự án. Doanh nghiệp sẽ sử dụng phương pháp này để làm rõ những yếu tố chủ quan và khách quan có ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh của mình. 

Xác định được mô hình SWOT trong kinh doanh sẽ là một yếu tố vô cùng quan trọng. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ biết mình nên làm gì tiếp theo để đạt được mục tiêu kinh doanh. Các hoạt động họ dự tính làm sẽ khả thi hay không theo mô hình SWOT đã phân tích. 

Dưới đây sẽ là một số lĩnh vực doanh nghiệp có thể áp dụng mô hình SWOT:

  • Lập kế hoạch và chiến lược trong kinh doanh
  • Đưa ra ý tưởng kinh doanh – Brainstorm
  • Đưa ra những quyết định lớn trong kinh doanh
  • Phát triển các thế mạnh của doanh nghiệp mình
  • Loại bỏ các hạn chế và điểm yếu còn tồn tại trong doanh nghiệp
  • Nắm bắt và giải quyết các vấn đề: nhân lực, cơ cấu tổ chức, tài chính và nguồn lực doanh nghiệp,…

Các ưu điểm, nhược điểm của kỹ thuật phân tích SWOT

Kỹ thuật nào khi sử dụng cũng sẽ có cho mình những ưu điểm và nhược điểm nhất định. 

Ưu điểm của phương pháp phân tích ma trận SWOT

Những ưu điểm nổi bật của việc phân tích mô hình SWOT trong kinh doanh có thể kể đến là:

  • Không tốn các chi phí: Với bất kỳ dự án nào anh em cần lên kế hoạch thực hiện thì đều có thể sử dụng phương pháp phân tích mô hình SWOT
  • Phương pháp đơn giản nhưng mang lại kết quả cực kỳ hiệu quả. Khi phân tích ma trận SWOT sẽ chỉ ra những điểm mạnh, điều yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp với một cách làm cực kỳ đơn giản. 
Phương pháp swot trong kinh doanh
Phương pháp swot trong kinh doanh
  • Cung cấp nhiều ý tưởng mới cho doanh nghiệp: Khi phương pháp SWOT được phân tích, doanh nghiệp có thể nảy ra ý tưởng từ các phân tích S-W-O-T. 

Nhược điểm của phân tích SWOT trong kinh doanh

Tuy nhiên, mô hình SWOT cũng có những nhược điểm khó tránh như sau: 

  • Kết quả nhận được từ phương pháp sẽ chưa chuyên sâu: Vì đây là cách làm đơn giản, thế nên chỉ đưa về những kết quả khá tổng quan. Thế nên nếu bạn muốn kết quả chuyên sâu hơn thì cần phân tích thêm nhiều thứ
  • Phân tích chưa đủ để đưa ra được một kết luận: Những kết quả nhận được từ phân tích SWOT chỉ để tham khảo chứ chưa đủ để doanh nghiệp kết luận ngay từ những điều này. 
  • Phương pháp này chỉ tập trung nghiên cứu về bức tranh toàn cảnh. Còn nếu bạn cần những kết quả chuyên sâu hơn thì phải sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu hơn. 

Hướng dẫn cách xây dựng mô hình SWOT

Thông thường, những sơ đồ SWOT của công ty sẽ được phân tích theo mô hình hình vuông 2×2. 4 ô vuông sẽ tượng trưng cho 4 yếu tố tại SWOT là  S – Strength: Điểm mạnh; W – Weaknesses: Điểm yếu; O – Opportunities: Cơ hội; T – Threats: Nguy cơ. 

Các thứ tự ưu tiên để phân tích cũng đã được sắp xếp theo đúng cái tên của mô hình là S-W-O-T. Thế nên khi tham gia vào phương pháp phân tích này thì các bạn sẽ lần lượt phân tích theo 4 điều trên. 

Kết luận

Phân tích SWOT là phương pháp đã quá quen thuộc đối với các doanh nghiệp, công ty và thậm chí là những sinh viên ngành kinh tế. Đây là một phương pháp đơn giản nhưng lại vô cùng hữu hiệu. Hy vọng Fastsoft đã cung cấp đủ các thông tin sơ lược về SWOT mà các bạn đang cần. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ HotlineLiên hệ TelegramLiên hệ MessengerLiên hệ Zalo