Khái niệm 4P trong Marketing đã xuất hiện từ khá lâu. Vậy các bạn đã nghe qua hay hiểu gì về hình thức 4P Marketing. Hãy cùng Fastsoft điểm qua những điều nên biết về khái niệm quan trọng này, mời các bạn đọc qua bài viết dưới đây nhé.
4P trong Marketing là gì?
Các khái niệm Marketing Mix và 4P trong Marketing đều là những khái niệm vô cùng quan trọng trong Marketing. Hiểu khái quát thì đó là 4 yếu tố căn bản trong Marketing bao gồm: Product – Price – Place – Promotion. Cụ thể các yếu tố này sẽ được hiểu là:
- Sản phẩm – Product: Đây là loại hình sản phẩm mà doanh nghiệp đó kinh doanh. Sản phẩm này có thể là một sản phẩm hữu hình hoặc vô hình, tùy vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp sẽ đưa ra chiến dịch về sản phẩm làm cốt lõi vì nó là quan trọng nhất trong mọi chiến dịch mà doanh nghiệp đưa ra.
- Giá cả – Price: Định giá giá cả của một doanh nghiệp là điều vô cùng cần thiết. Bởi, nó không chỉ liên quan đến tài chính doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chiến lược Marketing sản phẩm của doanh nghiệp đó khi tung ra thị trường.
- Địa điểm – Place: Địa điểm hay còn cách gọi khác là kênh phân phối sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện rõ khả năng tiếp cận và các cách thức để doanh nghiệp có thể tiếp cận với khách hàng của mình.
- Quảng cáo, tiếp thị – Promotion: Các hoạt động quảng cáo, tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gia tăng được độ nhận diện và hiểu biết của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp đó. Doanh nghiệp sẽ cố gắng gây ấn tượng về sản phẩm và dịch vụ của mình trong tâm trí của khách hàng để họ tiến tới quyết định mua hàng thông qua nhiều hình thức truyền thông như truyền thông qua Facebook, mạng xã hội,…
Các yếu tố chính quyết định tới chiến lược 4P trong Marketing
Thực tế, có rất nhiều yếu tố sẽ gây ảnh hưởng tới việc xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược 4P Marketing của doanh nghiệp. Điều ảnh hưởng tới chiến lược Marketing Mix bao gồm 2 yếu tố bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.
Các yếu tố bên trong, nội bộ của doanh nghiệp
Các yếu tố nội bộ sẽ ảnh hưởng đến quá trình Marketing Mix của doanh nghiệp sẽ bao gồm:
- Các sản phẩm và dịch vụ mà công ty cung cấp
- Giai đoạn, vòng đời của sản phẩm, dịch vụ mà công ty sản xuất
- Nguồn lực tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp
- Mục tiêu kinh doanh đề ra, chính của doanh nghiệp
Những yếu tố bên ngoài tác động lên doanh nghiệp trong kế hoạch Marketing Mix
Ta có thể kể đến một số yếu tố ngoại cảnh tác động lên kế hoạch xây dựng Marketing 4P bao gồm:
- Mức độ cạnh tranh sản phẩm trong thị trường mục tiêu của mình với các doanh nghiệp khác
- Hiệu quả của các kênh phân phối
- Hành vi trong mua hàng của những người tiêu dùng
- Các chính sách của nhà nước có liên quan đến các ngành nghề, dịch vụ của doanh nghiệp
- Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp có đang là xu thế?
- …
Cách để doanh nghiệp xây dựng được kế hoạch 4P trong Marketing
Để doanh nghiệp có thể xây dựng được cho mình kế hoạch 4P Marketing, tùy theo từng lĩnh vực mà doanh nghiệp bạn theo đuổi, chúng ta sẽ có từng cách để xây dựng khác nhau. Tuy nhiên, khung sườn xây dựng chiến lược Marketing 4P cũng bao gồm những bước sau đây.
Phân tích và cân đối các nguồn lực của doanh nghiệp
Trước khi doanh nghiệp bắt đầu bước vào xây dựng chiến lược Marketing của mình, doanh nghiệp cần phải phân tích đầy đủ các yếu tố. Điểm mạnh của doanh nghiệp? Điểm yếu của doanh nghiệp? Những cơ hội và thách thức cùng với tiềm lực tài chính của doanh nghiệp?…
Đây là một bước cực kỳ quan trọng vì nó sẽ đánh giá chính xác được là chiến lược Marketing của các bạn lập ra tới đây có thực sự phù hợp phương hướng hoạt động của doanh nghiệp. Phương pháp thường được các doanh nghiệp sử dụng trong bước này chính là phương pháp phân tích SWOT.
Xác định, tìm hiểu về các lợi thế cạnh tranh và các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
Từ những nguồn lực của doanh nghiệp, bạn cần phải xác định rõ được lợi thế khi cạnh tranh riêng biệt của mình. Đặc biệt là khi đặt mình với các đối thủ nằm cùng phân khúc. Đây sẽ là yếu tố Marketing căn bản cần làm để xác định và xây dựng được chiến lược 4P trong Marketing phù hợp.
Xác định các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp sao cho phù hợp
Trước khi bắt đầu xây dựng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp của mình, bạn cần phải xác định được mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng đến là gì. Lúc này, mục tiêu trong kinh doanh sẽ là kim chỉ nang để bạn có thể hành động trong những kế hoạch Marketing một cách đúng đắn và phù hợp nhất.
Những chiến lược cụ thể, đúng đắn cho 4P trong Marketing
- Sản phẩm, dịch vụ là điều cốt lõi của doanh nghiệp, thế nên doanh nghiệp của bạn cần tập trung vào việc xây dựng, sáng tạo và đảm bảo về chất lượng của sản phẩm.
- Hãy xây dựng cho doanh nghiệp một chiến lược kinh doanh đúng đắn nhất.
- Chiến lược xác định giá cho sản phẩm của doanh nghiệp cần phải dựa trên những mục tiêu kinh doanh, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp và vị trí của doanh nghiệp đó trong kinh doanh.
- Hãy xây dựng những kênh phân phối thực sự phù hợp cho sản phẩm của doanh nghiệp. Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau đều yêu cầu những kênh phân phối, sản phẩm và dịch vụ khác nhau. Thế nên việc hiểu rõ và lựa chọn đúng nhất kênh phân phối cho doanh nghiệp sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh và Marketing cao.
- Tiếp thị đúng đắn đến khách hàng: Tùy vào từng đối tượng khách hàng khác nhau thì chúng ta sẽ có từng cách tiếp thị sản phẩm khác nhau. Chiến lực tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp cần phải bám sát với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp và phù hợp với phân khúc khách hàng của họ.
- Hãy đánh trúng vào insight của khách hàng thì việc tiếp cận được khách hàng và mời gọi được khách hàng đến mua hàng sẽ dễ dàng thành công hơn. Insight chuẩn xác sẽ khiến khách hàng đi tới quyết định mua hàng nhanh chóng.
- Đảm bảo 4 chữ P được luân chuyển hài hòa trong chiến lược Marketing Mix, 4P trong Marketing của doanh nghiệp. Hãy đảm bảo được sự thống nhất và phù hợp trong chiến lược đặt ra.
Kết luận
Fastsoft hy vọng rằng, qua bài viết trên đây thì bạn đã nắm rõ được phần nào về 4P trong Marketing. Hãy áp dụng kiến thức quan trọng, nòng cốt trong việc Marketing của doanh nghiệp một cách tốt nhất để đem về lợi nhuận tối đa. Chúc các bạn đạt được nhiều thành công!
- Insight là gì? Tại sao Customer Insight lại quan trọng?
- Proxy Server là gì? Hướng dẫn cách cài đặt máy chủ Proxy đơn giản
- Kiếm tiền online MMO siêu đơn giản, xu hướng kiếm tiền 2022
- Hướng dẫn tạo thư mục và import account vào Fastsoft Telegram Pro
- Những tính năng Telegram nâng cao mà người dùng cần biết